Đăng ký một tài khỏan mới để sử dụng hết chức năng của diễn đàn hoặc đăng nhập để có thêm những người bạn mới!
Đăng ký một tài khỏan mới để sử dụng hết chức năng của diễn đàn hoặc đăng nhập để có thêm những người bạn mới!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn lớp SPH K28A Đại học Quy Nhơn
 
Trang ChínhCổng 1GalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào các bạn! Cảm ơn sự ghé thăm của các bạn tới 4r trong thời gian qua! Hiện 4r còn đang trong giai đọan thử nghiệm nên còn có nhiều sai sót và chưa phong phú. Hy vọng trong thời gian tới nó sẽ nhận được nhiều sự đóng góp hơn nữa của các bạn để cùng phát triển -----------BQT------------

Tên miền chính thức của diễn đàn
Http://hoahocsp.co.cc

 

 Bảo hiểm trong PTN Hoá học

Go down 
Tác giảThông điệp
Hoangtucoi87
Admin
Admin
Hoangtucoi87


Nam
Cung : Song Tử

Cầm tinh : Mão
Bài gửi : 23
Sinh Nhật : 11/06/1987
Tuổi : 36
Đến từ : Hư vô
Nghề/Sở thích : SV
Cảm ơn : 2
Ngày đăng ký : 17/10/2008

Bảng Nhân Vật
Sức mạnh:
Bảo hiểm trong PTN Hoá học 1450/500Bảo hiểm trong PTN Hoá học Empty_bar_bleue  (450/500)
Năng lượng:
Bảo hiểm trong PTN Hoá học 1250/400Bảo hiểm trong PTN Hoá học Empty_bar_bleue  (250/400)
Kinh nghiệm:
Bảo hiểm trong PTN Hoá học 1200/300Bảo hiểm trong PTN Hoá học Empty_bar_bleue  (200/300)

Bảo hiểm trong PTN Hoá học Empty
Bài gửiTiêu đề: Bảo hiểm trong PTN Hoá học   Bảo hiểm trong PTN Hoá học I_icon_minitime29/10/2008, 15:27

BẢO HIỂM TRONG PTN HÓA HỌC
Việc bảo đảm an toàn trong khi làm việc tại phòng thí nghiệm là một công tác cơ bản, rất quan trọng của người làm việc trong PTN hóa học. Những quy tắc cơ bản để đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm và một số pp cấp cứu ban đầu trình bày dưới đây cũng có thể júp chúng ta tham khảo trong việc phòng chống chất độc hóa học và ô nhiễm môi trường.
I. Quy tắc về kỹ thuật bảo hiểm khi làm thí nghiệm

1. Thí nghiệm với chất độc
Trong PTN hóa học có nhiều chất độc như thủy ngân (gây rối lọan thần kinh, làm rụng răng…), hợp chất của Asen, photpho trắng, hc xianua, khí cacbon oxit (thở trong ko khí chứa 1% về thể tích có thể gây tử vong), khí hidro sunfua (ngửi với nồng độ 1,2mg/l ko khí trong 10’ có thể chết), khí nitơ peoxit, khí sunfurơ, amoniac, clo, brom phá hủy cơ quan hô hấp, brôm lỏng gây bỏng da, rượu metylic (uống 10 ml có thể chết, hơi metylic gây mù mắt), phenol, axit đdặcdaay bỏng…do đó cần phải thận trọng với những hóa chất này và tuân thủ những quy tắc dười đây khi làm việc với chúng:

- Nên làm việc với các khí độc trong tủ hốt hoặc nơi thoáng khí mở rộng cửa phòng cho khí khuếch tán bớt đi. Chỉ nên lấy lượng hóa chất vừa đủ (tối thiểu) để thí nghiệm diễn ra nhanh và giảm bớt khí độc.

- Ko đc nếm và hút các chất độc bằng miệng qua pipet. Phải có khẩu trang và phải cẩn thận trong việc ngửi hóa chất. Ko hít mạnh hoặc kề mũi sát bình hóa chất mà chỉ dùng bàn tay phẩy nhẹ hơi hóa chất vào mũi.

- Đựng thủy ngân trong các lọ dày, nút kín và bên trên có 1 lớp nước mỏng. Khi rót Hg phải có 1 chậu to hứng ở dưới và thu hồi ngay những hạt rơi vãi (dùng đũa thủy tinh). Nơi nào ko gạt được thì rắc lưu hùynh bột lên đó.

- Phải hạn chế, tránh thở phải hơi Brôm, khí clo và amoniac hay nito peoxit; ko để luồng hơi brôm, khí clo…vào mắt hoặc brôm lỏng dính vào da.
2. Thí nghiệm với các chất dễ ăn da và gây bỏng.
- Có nhiểu chất dễ ăn da và gây bỏng như axit đặc, kiềm đặc, KL kiềm, P trắng,Brôm, phenol…
Khi làm việc với các chất này ko được để dính vào quần áo, da, đặc biệt là mắt. Nên dùng kính che mắt khi cần phải quan sát thật gần.

- ko đựng axit vào bình quá to, khi rót, khi đổ ko nên nâng bình quá cao so với mặt bàn.

- Khi fa loãng axit đặc phải đổ axit vào nước, tuyệt đối ko làm ngược lại. Phải rót chậm từng lượng nhỏ và khuấy đều.

- Khi đun nóng các dd chất dễ ăn da, gây bỏng phải tuyệt đối tuân theo quy tắc đun nóng hóa chất trong ống nghiệm (hướng miệng ống nghiệm về phía ko có người).
3. Thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa (dễ cháy)
Các chất dễ cháy như cồn, xăng, benzen…rất dễ gây ra các tai nạn cháy, cần chú ý những điểm sau đây:
- nên dùng những lượng nhỏ những hóa chất dễ bắt lửa, ko để những bình lớn hóa chất loại này ra bàn thí nghiệm (TN). Không để gần lửa và ko đựng những hóa chất đó trong những bình có thành mỏng hay rạn nứt và ko có nút đậy.
- khi phải đun nóng các chất dễ cháy ko đun trực tiếp mà phải đung cách thủy.
- Khi sử dụng đèn cồn ko được để đèn cạn hết cồn (vì khi cồn còn ¼ bình thì nó có thể gây tai nạn). Khi rót thêm cồn phải tắt đèn, ko rót trực tiếp cồn vào đèn mà phải dùng phễu. Ko châm lửa đèn cồn bằng cách châm đèn này vào đèn kia.
4. Thí nghiệm với các chất dễ nổ
Các chất dễ nổ trong PTN thường là các muối nitrat, clorat… Khi làm thí nghiệm với các chất đó cần hết sức chú ý những điểm sau:
- Tránh đập mạnh hay va chạm vào các chất dễ gây nổ. Không để chúng gần lửa (tất nhiên rồi )
- Khi pha trộn chất gây nổ cần thận trọng, dùng đúng lượng quy định, ko tự ý thêm bớt.
- Ko cho HS làm những thí nghiệm quá nguy hiểm như: đập Kali clorat vào photpho khi thiếu đk bảo hiểm thật đầy đủ.

- Trước khi đốt cháy một khí nào cần phải thử coi khí đó đã thật nguyên chất chưa, ví dụ Hidro, vì các khí cháy đc thường tạo với ko khí các hỗn hợp nổ.

- Ko vứt KL kiềm vào nơi ít nước, vào bể rửa vì dễ gây nổ.
II. Sơ cứu khi gặp tai nạn và những pp cấp cứu ban đầu.
Khi bị thương
Khi bị chảy máu nhẹ, dùng bông thấm, dùng bông tẩm thuốc sát trùng (cồn 90 độ, thuốc tím loãng, cồn iod…)Có thể dùng muối sắt III clorua để cầm máu. Sau đó băng lại.
Nếu vết thương rách động mạch, máu phun ra, cần gọi ngay cán bộ y tế để ga-rô. Trong khi chờ đợi, dùng dây cao su hay khăn nhỏ, buộc chặt phía trên vết thương. Cần jữ vết thương khỏi bị nhiễm trùng bằng cách đắp bông sạch lên trên, băng kín.
2. Khi bị bỏngCần đắp ngay bông tẩm dd thuốc tím 1% lên vết bỏng, nếu bỏng nặng dùng thuốc tím với nồng độ đặc hơn. Sau đó bôi vazơlin lên, băng lại. Có axit picric 3% (2,4,6 trinitro phenol) hoặc tananh 3% bôi lên càng tốt, ko được làm vỡ các vết phồng nước của vết bỏng.
Nếu bỏng axit đặc, phải dội nước rửa thật nhiều lần liên tục, nếu có vòi nước thì xả mạnh vào vết bỏng 3-5 phút. Sau đó rửa = dd NaHCO3 10%, ko rửa = xà phòng.
Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu rửa = nc như axit, sau đó rửa bằng giấm ăn 5% (dd axit axetic).
Nếu bị axit bắn vào mắt phải dùng bình phun nước hình tia phun nước vào mắt. rửa lại bằng dd NaHCO3 3%. Nếu là kiềm thì rửa lại bằng dd Axit boric 3%.
Nếu bị bỏng photpho thì phải nhúng ngay vết bỏng vào dd thuốc tím hoặc AgNo3 10% (cái này đắt lắm) hoặc CuSO4 5%. Sau đó đến trạm y tế để lấy hết P còn trong vết bỏng ra. Tuyệt đối ko bôi vazơlin hay thuốc mớ lên vết bỏng vì P tan trong mấy thứ này.
Bị bỏng Brôm fải rửa ngay = nước, sau rửa lại bằng dd NH3, rồi rửa tiếp bằng dd natri thiosunfat 3%, bôi vazơlin và đưa đi viện 
3. Khi bị ngộ độc-Ăn hoặc uống phải chất độc: nếu là chất độc của asen, fải làm cho nôn ra, cho uống than hoạt tính, cứ 10’ cho uống 1 thìa con sắt II Sunfat
(Tỷ lệ 1muối/3 nước). Rồi đưa đi rửa ruột.
-Nếu là hợp chất của Hg thì phải làm cho nôn ra, cho uống sữa có pha lòng trắng trứng gà. Sau cho uống thêm than hoạt tính. Đưa đi viện .

- Ngộ độc P trắng, cho nôn ra bằng cách cho uống dd CuSO4 (0,5g/ 1lit nước). Cho uống nước đá, ko cho uống sữa có lòng trắng trứng vì P tan trong thứ này.
-Ngộ độc xianua, cho nôn ra, cho uống dd natri thiosunfat 1%, hoặc dd thuốc tím 0,025% đã kiềm hóa bằng NaHCO3, hô hấp nhân tạo, dùng nước lạnh xoa gáy. Cho uống nước đường.
-Hít phải nhiều chất độc: khi hít nhầm khí độc, đình ngay thí nghiệm đang làm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa người bệnh ra nơi thoáng gió, đưa các bình chứa khí độc vào tủ hốt. Cởi thắt lưng cho lỏng, xoa mặt và đầu người bị bằng nứơc lã, cho ngửi amoniac (cho tỉnh táo )
-Nếu ngộ độc hiđro sunfua cần cho thở chỗ thoáng, nếu cần thì thở bằng oxi.
-Ngộ độc amoniac: cần cho hít hơi nước nóng. Sau đó uống nước chanh hay giấm.
-Ngộ độc brôm, clo: đưa ra chỗ thoáng, cho thở bằng oxi, cần thiết thì…hô hấp nhân tạo 

---------
phù, mệt quá. Hy vọng là có ích cho mọi người
Về Đầu Trang Go down
http://sphoak28.tk
 
Bảo hiểm trong PTN Hoá học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vai trò của các nguyên tố hóa học trong cơ thể

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Phương pháp Dạy học Hoá học :: Video Thí nghiệm Hoá học-
Chuyển đến